Do điều kiện sông ngòi thuận lợi, các mô hình nuôi tôm thẻ đang được nhân rộng trên các tỉnh thành trên cả nước. Trong đó nhiều mô hình tiến bộ đã chuyển đổi qua nuôi tôm thẻ theo hướng VietGAP tiên tiến.
Nuôi tôm thẻ theo hướng VietGAP không khó lắm so với cách nuôi bình thường và trên thực tế đã cho thấy nuôi theo mô hình VietGAP đã đem lại nhiều lợi ích hơn bình thường. Tôm khỏe mạnh, có thể kiểm soát được mầm bệnh, kích cỡ tôm to hơn hẳn, và sản lượng nuôi trồng cũng như môi trường nuôi cũng được cải thiện rõ rệt.
Khi nuôi trồng bà con nên chú ý tới các khâu như chọn con giống, làm ao lắng, lọc để xử lý môi trường, sử dụng chế phẩm sinh học , hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, làm nhật ký theo dõi ghi chép hàng ngày.
VietGAP là mô hình nuôi trồng tiên tiến nhưng mô hình nuôi tôm thẻ theo hướng VietGAP khó triển khai đại trà do một số nguyên nhân như:
Hạ tầng chưa đảm bảo ( có ao cấp, ao xử lý nước thải, đầu tư các công trình phụ trợ: hệ thống kênh mương, kho chứa thức ăn...) nên cần phải đầu tư kinh phí tương đối lớn và bài bản. Bà con đã quá quen với tập quán nuôi trồng nhỏ lẻ, không mặn mà với vietGap do còn chưa hiểu hết được lợi ích của nó. Muốn nuôi trồng VietGAP thì cũng cần có kiến thức và các thông tin khác liên quan. Chính điều đó đã tạo nên tâm lý e ngại và cũng chưa có nhận được sự hỗ trợ nào khi cần thiết...
Giải pháp nào?
Chính vì lẻ đó một số biện pháp trước mắt đưa ra để có thể giúp bà con nuôi trồng từ các cấp ngành liên quan giúp đỡ và tạo niềm tin cho bà con bằng cách: Quy hoạch các vùng nuôi trồng để tập trung và đầu tư có hệ thống cơ sở hạ tầng. Tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ: mở các lớp tập huấn VietGAP, tham quan mô hình VietGAP điển hình, cung cấp các thông tin cần thiết về cách lựa chọn và nguồn cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi học, chế phẩm sinh... Kèm theo các chính sách hỗ trợ ban đầu giúp bà con có thêm niềm tin và giảm nhẹ khó khăn...
Không có nhận xét nào: