“Nhãn sinh thái” hay còn gọi “ Nhãn xanh Việt Nam” là danh hiệu nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường trong quy trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quy trình sử dụng các sản phẩm đó.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 quốc gia đã có nhãn sinh thái trên sản phẩm của mình như: Mỹ, EU, Nhật Bản và khu vực Nam Á, Thái Lan, SinGaPore... Người tiêu dùng thông minh ngày nay quan tâm nhiều tới yếu tố nguồn gốc và yếu tố môi trường của sản phẩm chính vì vậy với các sản phẩm được bày bán trong các siêu thị chợ lớn được người tiêu dùng chấp nhận mua sản phẩm có nhãn sinh thái với giá cao hơn từ 10-17% so với sản phẩm cùng loại. Được ưu chuộng vậy cũng bời đặc tính đảm bảo an toàn của sản phẩm.
Nhãn xanh Việt Nam |
“Nhãn sinh thái” còn mới mẻ ở Việt Nam, hiện nay mới chỉ 5% hàng hóa sản phẩm đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái. Việt Nam đang xây dựng hoàn thiện những tiêu chuẩn để có thể dán nhãn sinh thái cho những hàng hóa của mình. Để dán nhãn sinh thái cần trải qua một quá trình đánh giá khắt khe và kiểm soát chặt chẽ, và thường được xem xét đối với các sản phẩm từ tái chế thay thế cho các sản phẩm có tác động xấu tới môi trường nhằm khuyến khích và tiêu dùng nhóm này.
Dán nhãn sinh thái chú trọng tới mức độ thân thiện với môi trường, thể hiện uy tín về mặt chất lượng cũng như khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và người dân sản xuất và tiêu dùng hướng tới một nền kinh tế xanh và bền vững. Ngoài ra đây còn được coi như một công cụ maketing hiệu quả cho sản phẩm. Dù được hiểu theo cách nào, Nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong một giai đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu vào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môi trường nhất so với các sản phẩm khác có cùng chức năng. Về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm.
Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng gia tăng đòi hỏi Việt Nam phải có những biện pháp bảo vệ, đồng thời theo xu thế chung của toàn cầu hướng đến các sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trường, nhận thấy được nhãn sinh thái là công cụ đáp ứng được các vấn đề trên, từ năm 2009 Việt Nam đã xây dựng và thực hiện Chương trình nhãn sinh thái. Kế hoạch tới năm 2020 sẽ có 10% số hàng xuất khẩu và 50% số hàng sản xuất tiêu dùng nội địa có nhãn sinh thái.
Không có nhận xét nào: