NGÀNH TRỒNG TRỌT QUA THỰC TẾ VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH VIETGAP - blog test

728x90 AdSpace

Trending
Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

NGÀNH TRỒNG TRỌT QUA THỰC TẾ VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH VIETGAP

Đất nước đang ngày một đi lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam không thể không  kể đến mảng màu xanh của ngành nông nghiệp. Hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới là yêu cầu cho chặng đường tương lai.

Việt Nam đi lên từ một quốc gia thuần nông , với những điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ôn hòa là một điều kiện tự nhiên thuận lợi cộng với con người cần cù chăm chỉ nhưng trước đây việc sản xuất nông nghiệp Việt Nam chỉ có hai mục đích chính: Một là sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, tiêu dùng trong nước hai là phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài khi nhu cầu đáp ứng đủ lượng. Chính vì vậy mà sản phẩm của chúng ta sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sản xuất hộ gia đình, chưa chú trọng tới việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiến nên chất lượng sản phẩm đầu ra còn thấp chỉ mới chinh phục được một số thị trường dễ tính như  Châu Phi, Trung Quốc...Còn đối với các thị trường Nhật Bàn, thị trường EU vẫn còn gặp nhiều rào cản với các yêu cầu về chất lượng sản phẩm như Gap, GloalGap... mang tính bắt buộc đối với sản phẩm nhập khẩu.

Chất lượng trồng trọt của Việt Nam chưa đáp ứng được thị trường khó tính

Hiện nay chúng ta đang sản xuất chạy theo tâm lý người tiêu dùng, chưa mang tính định hướng,  thị trường tiêu thụ còn bó hẹp phụ thuộc nhiều vào nước nhập khẩu. Ví dụ như điển hình sản phẩm trái thanh long của Việt Nam trồng ra xuất qua thị trường Trung Quốc chiếm tới 80%, thường bị lái buôn Trung Quốc ép giá, tung tin thất thiệt khiến cho sản phẩm của ta bấp bênh, trôi nổi trên thị trường. Không riêng gì thanh long mà nhiều sản phẩm khác khiến cho bà con rơi vào cảnh được mùa thì mất giá, nhiều hộ nông dân đã chấp nhận hoặc chuyển đổi hướng canh tác khác.

Như vậy với tình như vậy, liệu ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung có thể trở thành ngành cứu cánh trong tỉ trọng GDP được không? Câu trả lời là rất khó trong tình trạng hiện tại như bây giờ, cần có giải pháp cho vấn đề này.



Mô hình trồng rau an toàn VietGAP tại HTX Mỹ Trung, xã Thành Lợi.


VietGAP trồng trọt là quy trình sản xuất đảm bảo sản phẩm trồng trọt đi theo chuỗi vệ sinh an toàn thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn, đang được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chú trọng quan tâm để đưa vào áp dụng và tháo gỡ khó khăn hiện tạị, theo các đơn vị đã áp dụng VietGAP trồng trọt chia sẻ:

VietGAP trồng trọt không quá khó để áp dụng, đòi hỏi người dân phải siêng năng, tuân thủ đúng quy trình, có ghi chép lịch thời vụ, ...mọi thứ phải đúng quy trình.
Từ kinh nghiệm, năng suất sẽ tăng dần lên, giảm chi phí đầu vào và chi phí chăm sóc. Cây trồng nên được thu hoạch 10-15 sau ngày khi bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật. Những sản phẩm qua VietGAP có thể được thu mua từ hợp tác xã sản xuất, không còn trôi nỏi, bán nhỏ lẻ trên thị trường.

Hạn chế được dịch bệnh, vừa đảm bảo được tính môi trường, vừa đảm bảo tính hiệu quả
Qua quá trình áp dụng VietGAP sẽ đào tạo về quy trình sản xuất, đào tạo cho bà con nông dân giúp người trồng nhận thức được rằng chất lượng sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết và sống còn để duy trì và phát triển.

Khi sản xuất sản phẩm cần lưu tâm tới việc sản xuất sản phẩm có lợi thế vùng nhưng cũng không quên việc sản xuất những gì thị trường cần chứ không phải sản xuất những gì ta có.
NGÀNH TRỒNG TRỌT QUA THỰC TẾ VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH VIETGAP Reviewed by 407 digital marketing agency on 18:34 Rating: 5 Đất nước đang ngày một đi lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam không thể không  kể đến mả...

Không có nhận xét nào: