Việt Nam gia nhập WTO 11/01/2006 đã mở ra một hướng đi hội nhập mới cho nền kinh tế nước nhà. Việt Nam trở thành một quốc gia có vị thế cao trên thị trường nông sản thế giới. Tuy nhiên lợi ích đó còn chưa được như kỳ vọng của các nhà kinh tế và người nông dân sản xuất , còn thấp hơn tiềm năng mong đợi được cho là do nước ta chưa chuẩn bị chu đáo khi hội nhập nên vấp phải các khó khăn trong đó là các các vấn đề liên quan về tiêu chuẩn khắt khe của các nước về chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
- An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
- Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
Trước những khó khăn trên, cộng đồng các nước ASEAN từ năm 2006 đã công bố bản quy trình GAP(Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các nước thành viên. Và vào ngày 28-1-2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành tiêu chuẩn riêng của Việt Nam có tên viết tắt là VietGAP.
VietGAP là gì?
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
Ứng dụng VietGAP cho những mô hình nào?
VietGAP có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
Tiêu chí xây dựng VietGAP
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.- An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
- Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
Lợi ích của việc xây dựng VietGAP
- VietGAP tăng cường công tác quản lý để chúng ta ghi chép từ khâu nguồn cung cấp giống, quản lý, phòng chống dịch bệnh cho tới khi đưa sản phẩm ra thị trường nên giúp ta xác định, xử lý kịp thời khi phát sinh vấn đề.
Sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng, theo quy trình một cách khoa học giúp giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất, hạn chế dịch bệnh từ đó giảm trừ được các chi phí phát sinh và kèm theo.
Tạo thương hiệu đối với đơn vị sản xuất, tạo động lực cho phát triển của ngành.
Hướng đến tiêu chuẩn sản xuất sạch, phát triển bền vững được nhiều thị trường tiêu thụ và chấp nhận, ổn định đầu ra.
Được ưu tiên và được chính sách hỗ trợ cho bà con về mặt lâu dài. VietGAP không quá khó mà chỉ yêu cầu người sản xuất phải có ý thức sản xuất ra sản phẩm sạch. nếu sản xuất ra những sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP thì hiệu quả kinh tế vô cùng lớn.
Lộ trình xây dựng VietGAP trong tương lai.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn về mặt chất lượng được đưa ra trong nước, khu vực, cũng như trên thế thế giới (VietGAP, GlobalGAP...). Ngay như các đơn vị doanh nghiệp cũng đưa ra bộ tiêu chuẩn cho riêng mình ví như MetroGAP của Metro... Điều này phần nào gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh khi phải đáp ứng quá nhiều. Chính vì vậy hướng tới thừa nhận lẫn nhau là vấn đề hợp tác cùng có lợi của đôi bên trong tương lai.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, đến năm 2015 tới đây, sẽ có 30% cơ sở nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh, các mô hình nuôi cải tiến đạt chứng nhận VietGAP và đến năm 2020 tỷ lệ này sẽ là 80%.
VietGAP sắp tới đây sẽ không còn xa lạ gì với bà con nông dân cũng như thị trường tiêu dùng nữa cho nên lộ trình tiếp theo cho mô hình VietGAP là “Mô hình phát triển bền vững trong tương lai”.
===================================
Mọi thông tin thắc mắc về xây dựng và cấp chứng nhận VietGAP xin vui lòng liên hệ:
Mọi thông tin thắc mắc về xây dựng và cấp chứng nhận VietGAP xin vui lòng liên hệ:
Dịch vụ tư vấn về cấp chứng nhận VietGAP của VietPAT
Điện thoại: 0912 755.786
Skype: oanh.vietpat
Email: kinhdoanh01.vietpat@gmail.com
Không có nhận xét nào: